Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
Tiểu Sử Diễn Viên » Diễn Viên Việt Nam » Tiểu Sử Diệu Thuần
    Thanh Quý, tên thật là Vũ Thị Quý (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1958 tại Hà Nội), là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình Việt Nam. Bà được biết đến nhờ những vai diễn có số phận éo le, phải đối mặt với sự lựa chọn ngang trái cũng như người phụ nữ có tính cách ngang ngạnh, sắt đá.
    Từng đoạt Bông sen vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1985 và với những đóng góp cho nền điện ảnh trong nước từ lúc khởi nghiệp khi chỉ mới 18 tuổi, Thanh Quý đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
    Thuở đầu
    Thanh Quý sinh ra và lớn lên tại làng Bưởi, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội trong một gia đình đông anh chị em. Thưở nhỏ bà ham mê đọc sách và mơ ước trở thành một thủ thư hoặc làm nghề địa chất để được ngao du khắp chốn. Trường cấp 3 nơi bà từng theo học chỉ cách Trường trung học Điện ảnh Việt Nam không xa, nhờ vậy ngày nào đến lớp bà cũng có cơ hội đi ngang qua đây. Đầu năm 1973, bà cùng chị gái đi ngang qua trường và tình cờ được một đạo diễn phát hiện ra vẻ đẹp trong sáng của một cô gái tuổi 15. Thanh Quý đỗ vòng thi tuyển và được đưa vào danh sách lớp diễn viên điện ảnh khóa 2 (1973-1977) cùng với một số diễn viên tên tuổi sau này như các nghệ sĩ ưu tú Phương Thanh, Minh Châu, Diệu Thuần. Mặc dù là người trẻ tuổi nhất nhưng nhờ vẻ đẹp nổi bật, bà đã được chọn đóng vai chính sớm nhất so với các bạn cùng khóa.Vừa nhập học, bà đã được đạo diễn Khắc Lợi mời tham gia phim Hai người mẹ. Tuy nhiên, sự non nớt về diễn xuất buộc Thanh Quý phải nhường vai cho người khác. Sau thất bại đó, bà buồn chán đến mức có lúc đã nghĩ đến cái chết.
    Phim nhựa
    Thanh Quý vào vai Vân, cô thanh niên xung phong trong Những người đã gặp (1977).
    Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Quý bắt đầu năm 1976 khi mới 18 tuổi và còn đang học năm thứ 3, với diễn xuất trong Chuyến xe bão táp do Trần Vũ làm đạo diễn. Bà thủ vai Vân, một cô gái thanh niên xung phong đấu tranh với những hành vi tiêu cực như lối cư xử cửa quyền của chị bán vé, cách "trả đũa" hành khách của anh tài xế đã "lắc xe" một cách điên đảo khi bị phản đối vì anh tự ý nhét thêm khách kiếm lời. Thanh Quý từng nhắc đến những ngày làm việc vất vả ở Vinh, cả đoàn làm phim tìm những đoạn đường nhiều ổ gà nhất để quay cho hiệu quả.[1] Một năm sau, bà tiếp tục đóng vai nhân vật Vân trong Những người đã gặp, bộ phim có thể xem như phần hai của Chuyến xe bão táp. Khác với phong cách phóng sự ở Chuyến xe bão táp, Những người đã gặp thiên về khai thác tâm lý nhân vật một cách tinh tế qua những diễn biến tình cảm của Vân. Nhờ diễn xuất chân thực của Thanh Quý trong cả hai phim đã góp phần làm bật lên những vấn đề bức thiết và tế nhị trong quá trình hòa nhập vào cuộc sống đời thường của những người lính giải phóng từ cuộc chiến trở về. Bà đã được nhận bằng khen của ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV tổ chức năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Năm 1984, Thanh Quý tham gia bộ phim Tình yêu và khoảng cách của đạo diễn Đức Hoàn. Bà vào vai Ngân Hà, một phụ nữ trẻ đẹp từng có một tình yêu trong sáng với một cựu chiến binh khi anh trở về với những vết thương nặng và xấu xí nhưng đã thay lòng đổi dạ vào lúc tưởng chừng như hạnh phúc nhất. Được đánh giá là đã tạo tạo cho nhân vật Ngân Hà một cá tính mạnh mẽ, một cách hành xử quyết liệt, Thanh Quý đã nhận giải Bông sen vàng cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII tổ chức năm 1985.
    Thanh Quý trong phim Không có đường chân trời (1986).
    Trong Không có đường chân trời (1986) của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư, Thanh Quý tiếp tục vào vai một cô gái thanh niên xung phong khác tên Nga, nữ nhân vật duy nhất trong bộ phim lạc vào rừng sâu và may mắn gặp một tiểu đội đang tăng gia và tích trữ lương thực. Qua nhân vật Nga, các nhà làm phim đã khai thác một khía cạnh khác trong cuộc sống chiến tranh ác liệt - khía cạnh tình yêu. Từ cuộc tình với một chiến sĩ bộ đội, Nga quyết tâm bảo vệ mầm sống là đứa con trong bụng giữa hoàn cảnh tàn khốc của chiến tranh. Thanh Quý chia sẻ rằng bà chưa thực sự hài lòng về vai diễn này vì đây là một nhân vật đã được định hình trong văn học; thể hiện nhân vật sao cho đúng với tác phẩm đã là điều khó, để lại một dấu ấn riêng trên màn ảnh lại càng khó hơn và bà cảm thấy mình chưa làm được điều này .
    Trong phim Chuyện tình bên dòng sông (1992) của đạo diễn Đức Hoàn, Thanh Quý vào vai một người đàn bà bị mất một chân vì bom đạn của Mỹ. Cả gia đình chỉ còn lại hai chị em. Ở bên cạnh cô em gái (do Lê Khanh đóng) như bông hoa đang rực sắc, số phận nghiệt ngã của người chị gái tật nguyền càng thêm nổi bật. Thế nhưng trong lòng người phụ nữ đã qua tuổi thanh xuân này vẫn còn khát vọng tình yêu lúc âm ỉ lúc thì bừng cháy. Thanh Quý từng nhận xét về vai diễn của mình trong bộ phim này: "Đấy là phim mà tôi rất ưng ý. Nói về mặt nghề nghiệp, tôi rất thích vai cô chị trong phim. Không xuất hiện nhiều, chỉ điểm xuyết nhưng là mặt đối lập với vai cô em. Một người sở hữu hạnh phúc mà không biết, cứ đi tìm những cái xa xôi; một người thèm khát chút hạnh phúc nhỏ nhoi mà không sao có được" [4][10]. Ở Chuyện tình trong ngõ hẹp (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), Thanh Quý tiếp tục thể hiện một số phận đàn bà éo le. Đó là một người phụ nữ không chồng nhưng yêu một người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai, dáng vẻ hào hoa (do Đơn Dương đóng) nhưng trớ trêu ở chỗ đứa con gái mới lớn của chị cũng "run rẩy" trước người đàn ông ấy và người mẹ quyết định hy sinh tình yêu của mình cho đứa con.
    Các nhân vật của Thanh Quý trong những bộ phim nhựa khác như Cây xương rồng trên cát (đạo diễn Nguyễn Khánh Dư), Ngõ hẹp (đạo diễn Bạch Diệp), Người đàn bà bị săn đuổi (đạo diễn Hoàng Tích Chỉ), Dòng sông cười (đạo diễn Phạm Thanh Phong)... cũng đều trải qua những thăng trầm của số phận, cũng đều nếm trải mất mát và cay đắng của cuộc đời.[1]
    Từ khi khởi nghiệp năm 1976 đến năm 1992 là khoảng thời gian Thanh Quý hoạt động nhiều nhất. Năm nào cũng có ít nhất một vai diễn trên màn ảnh do bà thủ vai.
    Phim truyền hình
    Từ những năm 2000 trở lại đây, Thanh Quý ít đóng phim nhựa mà chủ yếu tham gia diễn xuất trong các bộ phim truyền hình dài tập. Năm 2000, bà vào vai Lý trong bộ phim dài 13 tập Mùa lá rụng. Chủ đề phim không khác so với truyện là bảo vệ truyền thống, nền tảng gia đình trước những biến động của kinh tế thị trường. Đạo diễn Quốc Trọng cho biết rằng việc tìm diễn viên cho phim là gay go nhất nhưng riêng với nhân vật Lý thì ông đã tìm ngay ra được diễn viên là nghệ sĩ Thanh Quý sau khi đọc kịch bản. "Vai Lý sẽ là vai thử thách với Thanh Quý bởi đó là vai đẹp, quyến rũ và sâu sắc, nông nổi và đáng thương nhiều hơn đáng giận" . Trong Mùa lá rụng, Lý là người con dâu cả có tính tình sắt đá, luôn tìm cách làm giàu cho bản thân và gia đình nhưng để rồi phải vào tù vì buôn bán ma túy trong một phút lầm lỡ. Về phía Thanh Quý, tuy đã tự nhủ sẽ không đảm nhận những vai đanh đá và ghê gớm nữa vì sợ gây cảm giác nhàm chán cho người xem, bà vẫn quyết định nhận đóng vai nhân vật Lý vì nhân vật cùng tên trong cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã khiến bà rất ấn tượng .
    Đầu năm 2005, Thanh Quý đóng vai bà Vu trong phim truyện Ban mai xanh do Trọng Trinh làm đạo diễn. Đây là một nữ doanh nhân giàu có chỉ biết đến tiền và luôn tìm cách ngăn cản tình yêu giữa con gái bà với Bằng (do Minh Tiệp đóng), một sinh viên nghèo từ nông thôn. Bà luôn nhiếc móc và sỉ vả Bằng vì sự nghèo hèn của anh.
    Trong Chuyện phố phường dài 25 tập sản xuất đầu năm 2006 của đạo diễn Phạm Thanh Phong và Nguyễn Danh Dũng, Thanh Quý vào vai bà Hương, một bà mẹ đau đớn và bất lực luôn tìm đến với rượu để giải sầu khi chứng kiến đứa con trai cả đang tâm xé nát không khí êm đềm của ngôi nhà cổ nơi bà từng sinh sống và sự bình yên của những người bà yêu thương, trong đó có đứa con gái út chẳng may bị mù lòa từ bé. Bà Hương cũng là người đàn bà đã chia tay với chồng, con để đến với người tình, nhưng đó lại là một người đàn ông đốn mạt, và bà ghê tởm ông ta từ khi nhận ra điều đó. Được hỏi về vai bà Hương trong Chuyện phố phường, Thanh Quý nói bà hài lòng về vai diễn của mình, nhân vật có quá nhiều cảm xúc và khi vào vai. Bà như bị nhân vật nhập và cuốn theo những cơn say. Bà còn cho biết rằng theo kịch bản thì nhân vật này còn hút cả thuốc lá, nhưng lo sợ gây phản cảm cho khán giả nên đã đề nghị bỏ bớt. Tuy Chuyện phố phường nói về một chủ đề không mới là một gia đình đổ vỡ, sự bất đồng ngấm ngầm giữa các thế hệ, những tranh chấp quanh ngôi nhà cổ của dòng họ nhưng sự diễn xuất đạt của dàn diễn viên đã được đánh giá là một yếu tố giúp bộ phim thu được sự chú ý của khán giả và giành giải khuyến khích thể loại phim truyền hình dài tập trong giải Cánh diều vàng 2005 của Hội Điện ảnh Việt Nam.
    Trong Đầm lầy bạc (2011), Thanh Quý vào vai một mẹ già mafia giấu mặt chủ mưu sát hại cả gia đình em gái ruột. Nhân vật đang "an ủi" cô cháu gái vừa mới mất bố mẹ và anh trai.
    Năm 2007, Thanh Quý tham gia bộ phim Luật đời dài 26 tập của đạo diễn Mai Hồng Phong vốn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Luật đời và cha con của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Bà đóng một vai thứ mang tên bà Phụng, một nhân viên mậu dịch, một người phụ nữ sắc sảo và thực dụng, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của cơ chế thị trường đối lập với ông chồng tên Hòe (do Nghệ sĩ ưu tú Hà Văn Trọng đóng), một sĩ quan quân đội chuyển ngành giáo điều và luôn đề cao nguyên tắc. Nhờ nội dung mang tính thời sự cao, Luật đời đã giành trọn các giải thưởng tại lễ trao giải Phim truyền hình 2007 của Đài truyền hình Hà Nội.
    Đầm lầy bạc (đạo diễn Bùi Quốc Việt, trình chiếu 2011), bộ phim dài 20 tập nằm trong series phim Cảnh sát hình sự, là phim truyền hình gần đây nhất mà Thanh Quý tham gia diễn xuất. Bà vào vai bà Hương, một bà trùm mafia giấu mặt và là kẻ chủ mưu đang tâm giết hại cả gia đình em gái ruột của mình hòng bảo vệ cho liên minh xã hội đen do bà ngấm ngầm chỉ đạo và điều hành.[15] Tâm sự về vai diễn mẹ già mafia của mình, Thanh Quý chia sẻ bà nhận vai vì đây là một dạng vai mới thú vị mà bà chưa từng thử bao giờ, một mẫu hình phụ nữ nanh ác và xảo quyệt nhưng không hầm hố và bặm trợn.[16][17] Để chuẩn bị cho vai diễn, bà đã tham khảo qua sách báo, phim xã hội đen của Mỹ như Bố già, thẩm thấu văn học cùng với những trải nghiệm của bản thân thông qua quan sát cuộc đời.
    Hoạt động khác
    Trong năm 2006, Thanh Quý tham gia Nhật ký Vàng Anh (phần một), một chương trình truyền hình cung cấp những kiến thức về giới tính và tâm sinh lý tuổi vị thành niên. Bà đóng vai nhân vật mẹ Vàng Anh, nhân viên một công ty liên doanh nhưng rất nghiêm khắc và quan tâm sát sao tới việc học hành của con gái.[18] Cùng với hàng loạt nhân vật khác, sang phần hai của chương trình, vai của Thanh Quý được thay bởi diễn viên Minh Hòa.
    Đời tư
    Thanh Quý đã từng hai lần kết hôn, trong đó đáng chú ý là cuộc hôn nhân thứ hai kéo dài 20 năm với họa sĩ Thành Chương, con trai nhà văn Kim Lân . Bà có một con gái với người chồng trước và nay đã lên chức bà ngoại

Source: wikipedia

Diệu Thuần Phim Bộ
Những Phim Lẽ Khác
» Con Gái Ông Thủ Trưởng
» Điệp Vụ Thiên Sứ
» Sơn Hải Kinh: Phục Ma Chính Đạo
» Người Đàn Bà Quyến Rủ
» 7 Ngày Ân Ái
» Anh Hùng Bến Thượng Hải
» Nữ Sát Thủ Gợi Cảm
» Quyết Đấu 5
» Vệ Sĩ Siêu Cấp
» Cậu Bé Bất Tử
» Tứ Đại Danh Bổ
» Rửa Hận
» Chuyện Nhà Sung Túc
» Săn Lùng Kho Báu
» Võ Sỹ Tù Ngục
» Ngộ Không Tào Lao Truyện
» Anh Hùng Hảo Hán
» Đàn Chim Và Con Báo
» Căn Hộ Ma Ám
» Xóm Cào Cào
» Bông Hoa Dại
» Chiến Binh Phương Bắc
» Sứ Giả Tử Thần
» Bất Khả Chiến Bại
» Ranh Giới Trắng Đen