Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
Tiểu Sử Diễn Viên » Diễn Viên Việt Nam » Tiểu Sử Lê Công Tuấn Anh
    Lê Công Tuấn Anh (2 tháng 2 năm 1967 - 17 tháng 10 năm 1996) là một nam diễn viên Việt Nam, được biết đến như là gương mặt diễn viên xuất sắc và nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt Nam thập niên 90. Quang Đông ki sốt trong bộ phim Vị đắng tình yêu là vai diễn nổi tiếng của anh.
    Lê Công Tuấn Anh chào đời vào ngày 2 tháng 2 năm 1967 (nhằm 23 tháng chạp năm Bính Ngọ) tại thành phố Sài Gòn. Tên thường gọi của Lê Công Tuấn Anh là Lê Công.
    Lê Công Tuấn Anh là người gốc Huế, cả ba và mẹ đều là người Huế. Ngay từ khi còn rất nhỏ đến năm 10 tuổi Lê Công Tuấn Anh(LCTA) sống cùng bà nội.Nhưng sau đó,ba mẹ của Lê Công Tuấn Anh đã chia tay. Ban đầu, Lê Công ở với ba, nhưng vào ngày 3/1/1977, Ba của Lê Công đột ngột qua đời, sau đó anh theo mẹ(bà Nguyễn Thị Vinh),về ở tại chợ cũ phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và theo học lớp 6,7 tại trường cấp I, II Tam Hòa A (nay là Trường Trung Học Cơ Sở Bình Đa, nhưng không lâu sau đó, anh bị mẹ bỏ rơi với lý do tái giá và theo chồng về sống tại Vũng Tàu, có một cô con gái riêng với chồng sau tên Kim Anh. Năm 1980 - 1981, 1981 -1982, căn cứ lời khai trong lý lịch khi nhập học thì LCTA là người theo đạo Thiên Chúa;
    Sau cú sốc gia đình đổ vỡ vào năm lên 10, cuộc sống của Lê Công Tuấn Anh trở thành những ngày tháng tối tăm nhất trong cuộc đời của anh
    .
    Anh bắt đầu cuộc sống như một đứa trẻ bụi đời, lang thang, tuổi thơ của anh gắn liền với bụi đường hè phố và cuộc sống vô cùng vất vả.Hàng ngày anh kiếm sống bằng các công việc vặt như bán báo dạo, đánh giày… và thậm chí trước đó có lúc phải đi ăn xin.
    Năm 12 tuổi, Lê Công được đưa vào Trường Giáo dục thiếu niên 3 vào năm 1979. Ở đây Lê Công Tuấn Anh được học văn hóa và học nghề dưới sự chăm lo của "bà Phước". Ở Trường, nhờ vào tính cách hiền lành, chịu khó, siêng năng nên Lê Công Tuấn Anh được các thầy rất yêu mến.Và cũng nhờ ngoại hình ưa nhìn nên anh được chọn giúp việc cho phòng y tế của trường.
    Anh làm việc rất chăm chỉ và thông minh, vì thầy chỉ cần nói một lần là anh nhớ chính xác tên thuốc và công dụng của thuốc. Ở trường anh là trợ lý đắc lực cho thầy giáo Mến - Trưởng phòng y tế của trường. Ban ngày anh làm việc ở trường, còn tối thì về trại ngủ.
    Một thời gian sau, anh được một người cô ruột, bà Lê Thị Ngoan, 63 tuổi bảo lãnh đưa về nuôi dưỡng tại nhà gia đình người cô này, trú tại số 48 đường Huỳnh Tịnh Của, Q3. rước về từ cô nhi viện, và sống cùng gia đình của người cô ruột này. Chính giai đoạn này đã khiến cuộc đời Lê Công Tuấn Anh thực sự thay đổi.
    Mặc dù nhà người cô tuy nghèo, nhưng Lê Công vẫn được cô cho đi học. Lê Công học cấp II tại trường Trung học Tân Định, ở Quận 3 đến năm lớp 9. Sau đó, anh đi học nghề thợ hàn tại Trung tâm Dạy nghề Q.3. Tại đây năng khiếu về nghệ thuật của anh bắt đầu bộc lộ.
    Anh đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi diễn văn nghệ quần chúng về cho trường. Trong đó, đáng chú ý vở kịch "Ngộ nhận" do anh làm đạo diễn kiêm diễn viên chính và tác giả kịch bản đạt được giải thưởng cao.
    Ngay từ khi còn rất nhỏ, thì Lê Công Tuấn Anh đã bộc lộ là một cậu bé có tính cách rất nhạy cảm và vô cùng thông minh, nhưng lại hiếu động một cách kỳ lạ. Khi ở Trường Giáo dục thiếu niên 3, Lê Công Tuấn Anh lại được các thầy đánh giá là một thiếu niên có tính cách khác hẳn những đứa trẻ lang thang bụi đời khác. Lê Công Tuấn Anh hiền lành, chịu khó, siêng năng nên được các thầy quý mến.
    Những người quen biết Lê Công Tuấn Anh từ trước và sau khi nổi tiếng nhận xét tính cách của anh hầu như không thay đổi, hiền lành, chân thật với người thân và tất cả mọi người.
    Không chỉ là ngôi sao thần tượng hàng đầu, Lê Công Tuấn Anh còn nổi bật với tính cách hòa đồng, thân thiện, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh và đặc biệt là phong cách sống rất giản dị của mình[8]. Anh được bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ yêu mến bởi cá tính hiền lành, nhút nhát, dễ mến, cũng như là người nghệ sĩ có một trái tim nhân hậu và là người sống nội tâm.
    Với phương châm sống "luôn giúp đỡ, luôn sẻ chia", Lê Công Tuấn Anh còn được biết đến với nhiều hoạt động từ thiện, anh dành hầu hết tiền đóng phim cho việc giúp đỡ những trẻ em lang thang, bụi đời có cùng hoàn cảnh với mình trước đây, trong khi bản thân anh chỉ sống trong một căn hộ thuê khá tồi tàn và đơn sơ. Ngoài ra anh cũng luôn đồng cảm và sẻ chia với những người nghèo khổ, khó khăn trong xã hội.
    Ngày 17 tháng 10 năm 1996,công chúng Việt Nam bàng hoàng và sửng sốt khi nghe tin Lê Công Tuấn Anh đã tự tử. Nguyên nhân cái chết của anh hiện vẫn chưa thống nhất, theo Vietnamnet anh đã "đột ngột ra đi sau khi uống 37 viên thuốc ngủ"[9], còn theo VnExpress: anh chết "sau khi uống nhiều viên thuốc sốt rét trong tình trạng say khướt.
    Có hàng trăm câu chuyện được thêu dệt về cái chết của Lê Công Tuấn Anh. Theo lời đồn đại, anh không chịu nổi cú sốc sau khi chia tay mối tình sâu nặng với người mẫu Minh Anh[9]. Còn theo lời của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lê Công Tuấn Anh là bởi cuộc sống của anh quá cô đơn[10]. Năm 2007, theo lời Minh Anh, trong thời gian hai người yêu nhau, Lê Công Tuấn Anh có tình cảm với một diễn viên trẻ tên V. Vì Lê Công Tuấn Anh nhiều lần hứa chấm dứt nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ với V. nên Minh Anh quyết định chia tay. Khi thấy không thể hàn gắn được với Minh Anh, Lê Công Tuấn Anh tự tử
    Ở tuổi 29 anh đã ra đi khi còn đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất. Anh mất đi đã để lại niềm nhớ tiếc trong lòng nhiều khán giả điện ảnh Việt Nam
    Đám tang của Lê Công Tuấn Anh là một trong những đám tang lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là đám tang lớn nhất của nghệ sĩ Việt Nam với hàng chục ngàn người hâm mộ đưa tiễn[cần dẫn nguồn]. Cái chết của anh trở thành một sự kiện lớn và thu hút rất nhiều sự quan tâm của các hãng thông tấn xã lớn nhất tại Việt Nam cũng như công chúng trong khắp cả nước. Chỉ trong vòng một đêm sau cái chết của anh, hai tờ nhật báo nổi tiếng nhất Việt Nam là Tuổi Trẻ và Thanh Niên cạnh tranh nhau về quyền được phát hành bản quyền về câu chuyện của Lê Công cũng như cái chết vì tự tử của anh, kéo theo đó là số lượng độc giả không ngừng tăng lên. Các độc giả liên tục gửi thư yêu cầu và gọi điện thoại đến phòng tin tức của Tòa soạn, chỉ trong vòng một ngày họ nhận được ít nhất là 40 cuộc gọi đến tòa soạn chỉ để mong muốn các phóng viên tiếp tục đưa tin về ngôi sao quá cố nổi tiếng [12]. Trong khi đó, rất nhiều fan hâm mộ đổ về từ khắp nơi đã đứng xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ trước cổng chùa Xá Lợi - nơi tổ chức đám tang của Lê Công Tuấn Anh, để được vào thắp nhang và cũng như để bày tỏ lòng thành kính đối với thần tượng của mình. Ngày đưa tang, vì số lượng người hâm mộ đưa tiễn quá đông, đã gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông tại nhiều đường phố lớn của Sài Gòn
    Trong cuốn sách "House of glass: culture, modernity, and the state in Southeast Asia" được xuất bản vào năm 2001, các nhà nghiên cứu về văn hóa Châu Á Mandy Thomas và Russel H.-K.Heng đã bình luận rằng: " Cái chết của Lê Công Tuấn Anh đã thực sự biến anh từ một ngôi sao điện ảnh thành một biểu tượng nổi tiếng của Việt Nam"[12]. Ngôi mộ của anh giờ được bạn bè lập tại chùa Nghệ Sĩ và chùa Xá Lợi ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    Danh sách những bộ phim đã tham gia.
    Tìm vàng
    Người cá
    Lời thề
    Tình biển
    Nàng Hương
    Tôi với em
    Đứa con rơi
    Mặt trời đêm
    Huyền thoại mẹ
    Hoa trinh nữ
    Mùa săn máu
    Hải đường trắng
    Em và Michael
    Lá Sầu riêng
    Sau trận phong ba
    Sao phượng còn buồn?
    Người tình trễ xe
    Trái tim chó sói
    Tuổi thơ dữ dội
    Phạm Công - Cúc Hoa
    7 Sắc cầu vòng
    Vị đắng tình yêu
    Vị đắng tình yêu 2
    Xác chết trên cao nguyên
    Ngọc trảng thần công
    Yểu điệu thục nữ
    Vĩnh biệt mùa hè
    Chuyện tình thời Sida
    Hiệp sĩ cuối cùng
    Bến bờ khát vọng
    Áo trắng sân trường
    Mảnh đất tình đời
    Anh chỉ có mình em
    Chiếc mặt nạ da người
    Vòng hoa Chăm-pây
    Bản tình ca cuối cùng
    Cô thủ môn tội nghiệp
    Gọi tình yêu quay về
    Hoa quỳnh nở muộn
    Chuyện tình hồ than thở
    Vòng vây tội lỗi
    Giang hồ trinh nữ
    Tình ngỡ đã phôi pha
    Vĩnh biệt Cali
    Người đẹp Tây đô
    Bên dòng sông trẹm - phần 2
    Người đi tìm dĩ vãng
    Ngọt ngào man trá
    Cha tôi và hai người đàn bà
    Tráng sĩ Bồ đề
    Tình nàng áo trắng
    Sắc hoa màu nhớ
    Em còn nhớ hay em đã quên
    U tôi
    Em không thể xa anh.

Source: wikipedia

Lê Công Tuấn Anh Phim Lẽ
» Sắc Hoa Màu Nhớ
» Vĩnh Biệt Mùa Hè
Lê Công Tuấn Anh Phim Bộ
Những Phim Lẽ Khác
» Điệp Vụ Thiên Sứ
» Sơn Hải Kinh: Phục Ma Chính Đạo
» Con Gái Ông Thủ Trưởng
» Nữ Sát Thủ Gợi Cảm
» Người Đàn Bà Quyến Rủ
» 7 Ngày Ân Ái
» Anh Hùng Bến Thượng Hải
» Bông Hoa Dại
» Vệ Sĩ Siêu Cấp
» Quyết Đấu 5
» Cậu Bé Bất Tử
» Rửa Hận
» Chuyện Nhà Sung Túc
» Tứ Đại Danh Bổ
» Săn Lùng Kho Báu
» Võ Sỹ Tù Ngục
» Giữa Dòng
» Cuộc Đời Của Yến
» Ngộ Không Tào Lao Truyện
» Anh Hùng Hảo Hán
» Xóm Cào Cào
» Căn Hộ Ma Ám
» Đàn Chim Và Con Báo