Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
Tiểu Sử Diễn Viên » Diễn Viên Ai Cập » Tiểu Sử Nguyễn Tuân
    Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
    Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
    Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
    Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
    Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
    Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.
    Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987.
    Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I)
    Những tác phẩm nổi tiếng
    Ngọn đèn dầu lạc (1939)
    Vang bóng một thời (1940)
    Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
    Tàn đèn dầu lạc (1941)
    Một chuyến đi (1938)
    Tùy bút (1941)
    Thiếu quê hương (1940)
    Tóc chị Hoài (1943)
    Tùy bút II (1943)
    Nguyễn (1945)
    Chùa Đàn (1946)
    Đường vui (1949)
    Tình chiến dịch (1950)
    Thắng càn (1953)
    Chú Giao làng Seo (1953)
    Đi thăm Trung Hoa (1955)
    Tùy bút kháng chiến (1955)
    Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
    Truyện một cái thuyền đất (1958)
    Tùy bút Sông Đà (1960)
    Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
    Ký (1976)
    Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
    Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
    Tú Xương
    Yêu ngôn (2000, sau khi mất)
    Ký Cô Tô(1965)
    Nhận định
    Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ.ai? Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương"[6] trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.
    Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề..

Source: wikipedia

Nguyễn Tuân Phim Bộ
Những Phim Lẽ Khác
» Điệp Vụ Thiên Sứ
» Sơn Hải Kinh: Phục Ma Chính Đạo
» Con Gái Ông Thủ Trưởng
» Nữ Sát Thủ Gợi Cảm
» Người Đàn Bà Quyến Rủ
» 7 Ngày Ân Ái
» Anh Hùng Bến Thượng Hải
» Bông Hoa Dại
» Vệ Sĩ Siêu Cấp
» Quyết Đấu 5
» Cậu Bé Bất Tử
» Rửa Hận
» Chuyện Nhà Sung Túc
» Tứ Đại Danh Bổ
» Săn Lùng Kho Báu
» Võ Sỹ Tù Ngục
» Giữa Dòng
» Cuộc Đời Của Yến
» Ngộ Không Tào Lao Truyện
» Anh Hùng Hảo Hán
» Xóm Cào Cào
» Căn Hộ Ma Ám
» Đàn Chim Và Con Báo
» Sứ Giả Tử Thần
» Thanh Diện Tu La