Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
Tiểu Sử Diễn Viên » Diễn Viên Việt Nam » Tiểu Sử Công Ninh
    Cách đây 36 năm, có một chàng trai 18 tuổi vì mộng làm diễn viên nên quyết tâm thi vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP HCM). Trong buổi thi năng khiếu, thấy anh thú thật, không kịp chuẩn bị tiểu phẩm, ban giám khảo châm chước, cho anh một tiểu phẩm để dự thi. Vào vai cậu bé đi chợ mua thuốc và khi về đến nhà, mẹ đã chết, anh diễn bằng tất cả bản năng để lột tả nỗi đau đớn. Ngặt nỗi, anh càng khóc, khán giả bên dưới càng cười. Anh khóc nhỏ, khán giả cười nhỏ. Anh khóc lớn, khán giả cười ầm. Nghĩ giấc mơ làm diễn viên đã tiêu tan nên trên đường về, chàng trai khóc thút thít như đứa trẻ. Bất ngờ thay, một tháng sau, anh nhận được giấy báo của trường. Anh không chỉ đậu mà còn là á khoa. Chàng trai ấy giờ đã trở thành nghệ sĩ ưu tú, diễn viên, đạo diễn sân khấu và là Chủ nhiệm khoa Đạo diễn của Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP HCM: Công Ninh. Hơn 30 năm qua, dù ở vai trò giảng viên, đạo diễn hay diễn viên, Công Ninh đều đạt được thành công đáng nể. Nghỉ học đi bán trà đá Ngồi quán cà phê đối diện trường Sân khấu – Điện ảnh TP HCM, Công Ninh nheo mắt nhìn xa xăm nhớ về quãng đời hơn nửa thế kỷ đã qua. Anh thở dài: “Số tôi lận đận, bị cuộc đời thử thách nhiều quá. Để đạt được điều gì tôi cũng phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba so với người ta.” Nhà nghèo nên năm 13 tuổi, Công Ninh phải nghỉ học, giúp gia đình bằng cách bán từ trà đá cho đến bánh cam, khoai mì. Nhớ trường lớp đến quay quắt nên sau một năm, anh xin mẹ cho đi học lại. Nhờ thông minh, sáng dạ nên con đường học tập của anh khá suôn sẻ. Mẹ kỳ vọng Công Ninh thi vào Đại học Bách Khoa mà không biết con trai âm thầm ấp ủ đam mê khác. Chỉ khi có giấy báo đậu vào khoa diễn viên, cả nhà mới hay biết. Suýt thi trượt và bị đuổi học Sau 4 năm học tại trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Công Ninh tốt nghiệp loại xuất sắc. Thành tích này giúp anh dành được một trong hai suất học bổng du học. Năm 1984, anh khăn gói lên đường sang Liên Xô, theo học khoa Đạo diễn sân khấu tại Đại học Sân khấu – Điện ảnh Leningrad (nay là Saint Petersburg). Chuyến du học 5 năm như mở ra một chân trời mới trước mắt chàng sinh viên 22 tuổi Nguyễn Công Ninh. Biết sẽ gặp nhiều khó khăn nơi đất khách nhưng nghĩ đến việc sẽ được tiếp cận và học hỏi nhiều kiến thức mới mẻ, hiện đại có thể áp dụng cho nghề nghiệp tương lai, Công Ninh lại càng thêm vững tin. Niềm mơ ước của Công Ninh tưởng bị dập tắt khi hai lần suýt bị trả về nước. Lần đầu do anh làm mất hộ chiếu, bị giữ lại khu tập trung 1 tháng. Khoảng thời gian đó không khác gì cực hình vì buồn chán không có việc gì làm, vừa lo sợ bị gửi trả về nước. May mắn là sau khi có kết quả xác minh của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Công Ninh được cấp lại hộ chiếu.
    Năm học dự bị đầu tiên, do chưa quen với khí hậu lạnh của Liên Xô, Công Ninh thường dậy muộn, đi học trễ. Tình trạng này kéo dài liên tiếp nên khoa quyết định buộc anh thôi học, trở về nước. Lại một may mắn nữa đến với Công Ninh khi thầy trưởng khoa xin cho anh thêm cơ hội thử thách. Anh phải diễn một tiểu phẩm đủ sức thuyết phục các thầy cô cho ở lại. Công Ninh đã chọn diễn vai quan thanh tra Khlestakov trong tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Nikolai Gogol. Công Ninh từng diễn tác phẩm này rất thành công trong bài thi tốt nghiệp tại Việt Nam nên anh rất tự tin. Nhờ sự lựa chọn thông minh, Công Ninh đã được ở lại và từ đó chuyên tâm học tập. Thạc sĩ nghệ thuật thất nghiệp Năm 1990, Công Ninh trở về nước, bắt tay vào dựng 2 bài thi tốt nghiệp là Elena thân yêu và Gã giang hồ quốc tế. Cả hai vở đều được các thầy cô cũng như giới chuyên môn đánh giá cao. Thế nhưng, với tấm bằng thạc sĩ nghệ thuật trong tay, Công Ninh vẫn… thất nghiệp. Nhìn bạn bè đồng trang lứa như Thành Lộc, Hồng Vân, Thanh Hoàng, Quốc Thảo… lúc đó đã thành danh, trong khi bản thân đi du học về lại trắng tay, Công Ninh không khỏi chạnh lòng. Một thời gian sau, Công Ninh được phân công về làm giảng viên tại trường Nghệ thuật Sân khấu 2 với mức lương 800.000 đồng/tháng. Hàng ngày, anh chỉ dám ăn cơm bình dân 2.500 đồng mà nhiều khi vẫn phải mượn thêm bạn bè mới đủ sống. Bỏ qua nỗi trăn trở “cơm, áo, gạo, tiền”, Công Ninh dồn hết tâm huyết truyền đạt những kiến thức học được từ Liên Xô cho các thế hệ đàn em. Công Ninh là người đã đào tạo nên nhiều thế hệ diễn viên, đạo diễn nổi tiếng của Việt Nam. Suốt 25 năm qua, nhiều lứa học trò của Công Ninh đã ra trường, trở thành nghệ sĩ nổi tiếng. Nổi bật trong số đó có thể kể đến các diễn viên Minh Béo, Ngọc Tưởng, Thanh Thúy, Ngọc Trinh, Lê Khánh, Hòa Hiệp, Tiết Cương… hay đạo diễn Vũ Ngọc Ðãng, Nguyễn Quang Dũng. Công Ninh đã khuyên Vũ Ngọc Đãng thi vào khoa đạo diễn khi anh tâm sự với thầy ý định nghỉ học vì thấy ngành diễn viên đang học không thực sự phù hợp với mình. Khi Vũ Ngọc Đãng tốt nghiệp khóa đạo diễn, cũng chính Công Ninh đưa học trò đến giới thiệu với Nguyễn Hồ, Giám đốc Hãng phim TFS, để sau này anh được giao làm bộ phim Chuột. Vì vậy mà Vũ Ngọc Đãng từng nói: “Nếu không có thầy Công Ninh có lẽ đến bây giờ tôi vẫn là một người vô danh”. Dạ cổ hoài lang - tấm thẻ vào đời Năm 1994, khi câu lạc bộ thể nghiệm sân khấu 5B Võ Văn Tần tìm đạo diễn dựng vở Dạ cổ hoài lang, trong lúc bế tắc trong việc tìm người dàn dựng kịch bản đầu tay, Thanh Hoàng bỗng nhớ đến Công Ninh, đồng môn anh rất quý và nể. Trong thời điểm khó khăn đó, có việc để làm, có vở diễn để dựng đối với Công Ninh đã là một may mắn. Lại thêm việc tâm đắc với kịch bản, anh lao vào, say mê dựng vở Dạ cổ hoài lang đến mất ăn mất ngủ mà theo anh là “cảm tưởng như bị giảm mấy năm tuổi thọ”. May mắn của Công Ninh là anh được hợp tác với dàn diễn viên sáng giá nhất của làng kịch nói miền Nam thời đó: Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân và Quốc Thảo. Chính những đồng nghiệp tài năng này đã đóng góp nhiều ý tưởng hay và cộng hưởng cùng anh thăng hoa trong nghệ thuật, tạo nên một tác phẩm để đời suốt 20 năm qua. Cả ê-kíp của Dạ cổ hoài lang đều không thể ngờ vở diễn sau đó trở thành hiện tượng trong lịch sử kịch nói Việt Nam với hơn 1.000 suất diễn. Thậm chí, có những ngày diễn liên tục 3 suất vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu của khán giả. Năm 1995, vở Dạ cổ hoài lang giành huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc đúng như dự đoán và Công Ninh đoạt giải Đạo diễn xuất sắc. Vì lẽ đó, anh luôn nhắc đến đứa con tinh thần này bằng lòng biết ơn vô hạn: “Dạ cổ hoài lang chính là tấm thẻ giúp tôi bước vào nghề đạo diễn sân khấu. Từ sau vở này, tôi được giao dựng nhiều vở và thù lao cũng tăng lên, cuộc sống ổn định hơn”. Cũng trong năm 1995, Công Ninh được đạo diễn Lê Hoàng mời đóng bộ phim điện ảnh đầu tiên: Ai xuôi vạn lý. Từ đây, sự nghiệp của anh bắt đầu khởi sắc. Anh tiếp tục dựng hàng chục vở diễn như Cõi tình, Lò heo quay, Sống thử, Đảo thiên đường, Những kẻ độc thân… Bên cạnh đó, anh tham gia nhiều vai diễn từ điện ảnh đến truyền hình như Đời cát, Mẹ con Đậu Đũa, Cha và con, Tơ đồng vương vấn… Vài năm trở lại đây, vì lý do sức khỏe và thời gian không cho phép, Công Ninh chỉ tập trung vào diễn xuất và giảng dạy. Hạnh phúc muộn màng Không chỉ gặp nhiều thử thách trong con đường tạo dựng sự nghiệp, Công Ninh cũng là người thiệt thòi trong đường tình cảm. Mối tình 10 năm với cô học trò Ngọc Trinh từng làm anh day dứt, tiếc nuối rất nhiều. Khi cô muốn làm đám cưới, anh lại chần chừ vì sợ không đủ sức mang lại hạnh phúc cho người mình thương. Để rồi đến khi anh thấy “đủ”, mọi chuyện đã đổi khác. “Sau khi chia tay, cũng có nhiều cơ hội để chúng tôi tái hợp. Vốn là người tự ti trong chuyện tình cảm, tôi sợ bị tổn thương nên đã để cơ hội vuột qua”, Công Ninh chia sẻ. Công Ninh xem Ngọc Trinh như một người em gái trong gia đình. Đến nay, mỗi người đều đã có hạnh phúc riêng và Công Ninh - Ngọc Trinh vẫn giữ tình đồng nghiệp, tình thầy trò khá thân thiết. Công Ninh xem Ngọc Trinh như một người thân trong nhà. Khi biết anh lâm trọng bệnh, Ngọc Trinh gửi thuốc, dặn dò anh phải chú ý chăm sóc sức khỏe làm anh rất xúc động. Công Ninh bảo, bà xã Tuyết Vân hiểu bản chất mối quan hệ hiện tại giữa anh và Ngọc Trinh nên không ghen tuông như mọi người suy đoán. Hơn 50 tuổi mới tìm được người vợ trẻ cùng nghề, sinh cho mình cô con gái xinh xắn, Công Ninh không bao giờ có ý nghĩ làm điều gì khiến cô buồn. Công Ninh đặt tên con gái là Oscar, như giải thưởng lớn nhất trong cuộc đời anh. Đầu năm nay, Công Ninh được chẩn đoán bị viêm phổi nặng và có nguy cơ ung thư nếu không bỏ hẳn thuốc lá. Sau ba tháng kiên tâm điều trị, tình hình sức khỏe của anh đã cải thiện đáng kể. Anh không còn ho nhiều, sắc mặt hồng hào hơn. Anh hạnh phúc bật mí phương thuốc diệu kỳ của mình: “Con gái chính là động lực để tôi kiên trì điều trị và quyết tâm bỏ hẳn thuốc lá. Liều thuốc tinh thần đặc biệt này giúp tôi đã hồi phục rất nhanh”.

Source: zing

Công Ninh Phim Bộ
» Ải Mỹ Nhân
Những Phim Lẽ Khác
» Con Gái Ông Thủ Trưởng
» Điệp Vụ Thiên Sứ
» Sơn Hải Kinh: Phục Ma Chính Đạo
» Người Đàn Bà Quyến Rủ
» 7 Ngày Ân Ái
» Anh Hùng Bến Thượng Hải
» Nữ Sát Thủ Gợi Cảm
» Quyết Đấu 5
» Vệ Sĩ Siêu Cấp
» Cậu Bé Bất Tử
» Tứ Đại Danh Bổ
» Rửa Hận
» Chuyện Nhà Sung Túc
» Săn Lùng Kho Báu
» Võ Sỹ Tù Ngục
» Ngộ Không Tào Lao Truyện
» Anh Hùng Hảo Hán
» Đàn Chim Và Con Báo
» Căn Hộ Ma Ám
» Xóm Cào Cào
» Bông Hoa Dại
» Chiến Binh Phương Bắc
» Sứ Giả Tử Thần
» Bất Khả Chiến Bại