Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
Tiểu Sử Diễn Viên » Diễn Viên Thái Lan » Tiểu Sử Tony Jaa
    Tony Jaa lớn lên ở một khu vực nông thôn, 200 km so với thủ đô Bangkok. Anh đã xem các phim của Bruce Lee, Jackie Chan, Tim Hannibal, Vince Lâm và Jet Li tại hội chợ, đền thờ, là nguồn cảm hứng của để cậu tìm hiểu võ thuật. Anh lấy cảm hứng từ họ trong khi ông đang làm công việc hoặc chơi với bạn bè, anh bắt chước các đòn di chuyển võ đã nhìn thấy, thực hành trên cánh đồng lúa của cha mình.
    Bố của Jaa là một võ sĩ Muay Thai, người đã truyền dạy võ thuật cho anh khi anh mới 10 tuổi. Môn võ truyền thống này đối với anh là cả cuộc sống, đến nỗi anh đã từng dọa sẽ tự tử nếu bố anh không đưa anh đến Khon Kaen để bái võ sư Panna Rithikrai làm sư phụ. Khi anh 15 tuổi, Panna trở thành sư phụ của anh.
    Khi Jaa 21 tuổi, Panna khuyên anh theo học võ thuật ở Đại học Mahamarakam, nổi tiếng với những phái võ phổ biến nhất thế giới. Đây là nơi mà Jaa làm quen với môn võ Judo, Aikido, Tae Kwon Do.
    Jaa bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với vai trò diễn viên đóng thế trong các pha mạo hiểm trong nhóm của Panna, có tên Muay Thai Stunt. Anh đã tham gia rất nhiều bộ phim hành động dưới sự dẫn dắt của người thầy Panna.
    Sau khi theo học môn võ cổ truyền Muay Boran, tiền thân của môn võ Muay Thai, Panna và Jaa cùng nhau thực hiện một bộ phim ngắn về môn võ này vơi sự giúp đỡ của Đại sư phụ Mark Harris. Phim ngắn này đã gây ấn tượng mạnh với đạo diễn, nhà sản xuất nổi tiếng Prachya Pinkaew.
    Đây là tiền đề để Jaa đóng chính trong bộ phim Ong-Bak: Muay Thai Warrior (2003). Vai diễn trong phim đánh dấu bước đột phá trong sự nghiệp diễn viên của anh. Trong phim, anh vào vai Ting, chàng thanh niên có sứ mệnh truy tìm đầu tượng Phật của ngôi làng (được gọi là Ong Bak). Cuộc phiêu lưu lên thủ đô Bangkok khiến anh phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trong thế giới tội phạm nơi đây. Với những cảnh hành động trong phim, anh tự thực hiện các cảnh mạo hiểm mà không cần sự trợ giúp của máy móc hay kỹ xảo nào. Bộ phim khiến nhiều lần anh bị chấn thương nặng. Đây cũng là một trong những tác phẩm thành công nhất của điện ảnh Thái Lan tính tới thời điểm hiện tại.
    Sau thành công với bộ phim Ong-Bak: Muay Thai Warrior, Jaa tiếp tục được mời đóng vai chính trong bộ phim bom tấn Tom Yum Goong, ra rạp tháng 8/2005 (tựa Mỹ là The Protector). Đây là bộ phim hành động lấy môn quyền Thái làm nền tảng. Tom Yum Goong là bộ phim Thái Lan thu về nhiều lợi nhuận nhất tại Bắc Mỹ.
    Sau Tom Yum Goong, Tony Jaa chính thức trở thành ngôi sao võ thuật không chỉ ở Đông Nam Á mà còn nổi tiếng trên toàn cầu. Các năm sau đó, Tony Jaa đạo diễn và đảm nhận vai chính trong Ong Bak 2 (2008) và Ong Bak 3 (2010).
    Sau TOM YUM GOONG 2, Tony Jaa xuất hiện trong bộ phim A Man Will Rise và Fast & Furious 7 trong năm 2014.

Source: Vnexpress

Tony Jaa Phim Bộ
Những Phim Lẽ Khác
» Con Gái Ông Thủ Trưởng
» Điệp Vụ Thiên Sứ
» Sơn Hải Kinh: Phục Ma Chính Đạo
» Người Đàn Bà Quyến Rủ
» 7 Ngày Ân Ái
» Anh Hùng Bến Thượng Hải
» Nữ Sát Thủ Gợi Cảm
» Quyết Đấu 5
» Vệ Sĩ Siêu Cấp
» Cậu Bé Bất Tử
» Tứ Đại Danh Bổ
» Rửa Hận
» Chuyện Nhà Sung Túc
» Săn Lùng Kho Báu
» Võ Sỹ Tù Ngục
» Ngộ Không Tào Lao Truyện
» Anh Hùng Hảo Hán
» Đàn Chim Và Con Báo
» Căn Hộ Ma Ám
» Xóm Cào Cào
» Bông Hoa Dại
» Chiến Binh Phương Bắc
» Sứ Giả Tử Thần
» Bất Khả Chiến Bại
» Ranh Giới Trắng Đen