Tên Bài Báo   Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
 
Tin Tức Diễn Viên Điện Ảnh » Việt Nam » Các Phim Điện Ảnh Lấy Bối Cảnh Chiến Tranh Biên Giới 1979 Diễn Viên: Bùi Bài Bình, Lê Vân, Phạm Bằng, Thu Chung, Thanh Quý, Diệu Thuần    
Ngày Đăng: 17 Tháng 02 Năm 2017

"Thị xã trong tầm tay", "Đất mẹ", "Người bạn ấy"... tái hiện cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung từ ngày 17/2/1979.

"Thị xã trong tầm tay" - Đặng Nhật Minh

Tác phẩm đen trắng của đạo diễn Đặng Nhật Minh ra mắt năm 1983. Bối cảnh phim là thị xã Lạng Sơn sau khi Trung Quốc rút quân. Phim kể về hành trình của Vũ, một nhà báo đi làm phóng sự về tình hình thị xã khi cuộc chiến biên giới Việt - Trung kết thúc. Giữa hình ảnh hoang tàn, đổ nát của xứ Lạng sau khi giặc tàn phá, Vũ hồi tưởng lại mối tình của anh với Thanh - cô bạn gái từ thuở sinh viên. Tác phẩm làm bật lên sự tàn khốc, vô nghĩa của chiến tranh.

Thứ sáu, 17/2/2017 | 14:17 GMT+7 |
Các phim điện ảnh lấy bối cảnh chiến tranh biên giới 1979
"Thị xã trong tầm tay", "Đất mẹ", "Người bạn ấy"... tái hiện cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung từ ngày 17/2/1979.
Những bộ phim Việt đình đám nhất thời bao cấp
"Thị xã trong tầm tay" - Đặng Nhật Minh

Tác phẩm đen trắng của đạo diễn Đặng Nhật Minh ra mắt năm 1983. Bối cảnh phim là thị xã Lạng Sơn sau khi Trung Quốc rút quân. Phim kể về hành trình của Vũ, một nhà báo đi làm phóng sự về tình hình thị xã khi cuộc chiến biên giới Việt - Trung kết thúc. Giữa hình ảnh hoang tàn, đổ nát của xứ Lạng sau khi giặc tàn phá, Vũ hồi tưởng lại mối tình của anh với Thanh - cô bạn gái từ thuở sinh viên. Tác phẩm làm bật lên sự tàn khốc, vô nghĩa của chiến tranh.

Thị xã trong tầm tay là tác phẩm giúp phát hiện tài năng điện ảnh của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Phim được quay bằng những khung hình đen trắng giàu chất thơ.

Trong cuốn Hồi ký điện ảnh, đạo diễn Đặng Nhật Minh kể lại, khi ông ghi hình, thị xã Lạng Sơn vẫn còn ngổn ngang đổ nát, hệt như một trường quay khổng lồ không cần phải tốn công dàn dựng. "Người dân chưa được phép trở về nên chúng tôi hoàn toàn làm chủ hiện trường".

Cảnh trong phim "Thị xã trong tầm tay".

Phim có sự tham gia của Tất Bình (vai Vũ), Quế Hằng (vai Thanh), Đặng Nhật Minh (vai một nhà báo Nhật)... Tác phẩm giành giải thưởng Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu năm 1983.

"Đất mẹ" - Hải Ninh

Tác phẩm ra mắt năm 1980, do Hoàng Tích Chỉ, Hải Ninh viết kịch bản, với sự tham gia của các diễn viên Bùi Bài Bình, Lê Vân, Phạm Bằng, Thu Chung, Thanh Quý... Phim phản ánh trực diện cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới trước quân Trung Quốc năm 1979. Câu nói của chiến sĩ trong phim phản ánh bối cảnh nổ ra cuộc chiến lúc bấy giờ: "Ba giờ sáng hôm nay, 17/2, quân Trung Quốc xâm lược đã vượt biên giới đánh sang nước ta với quy mô lớn, gồm nhiều sư đoàn bộ binh và cơ giới, đồn 101 đã chiến đấu chặn địch trên các chốt tiền tiêu".

Tác phẩm tập trung tái hiện 10 ngày đêm chiến đấu bảo vệ pháo đài Nậm Na. Cảnh quân đội ta bố trí bãi mìn, phối hợp pháo binh, đánh giáp lá cà, hình ảnh quân Trung Quốc tràn sang với số lượng lớn và nhanh chóng tái hiện một phần sự khốc liệt của cuộc chiến.

Hình ảnh Diệu Thuần ôm bọc phá trong phim.

Đặc biệt, trong phim, nữ diễn viên Diệu Thuần vào vai nữ anh hùng kiên quyết không rút về tuyến sau, gia nhập đơn vị bộ đội để trả thù cho các chị em tổ trồng rừng của lâm trường bị giặc đổ bộ giết trong đêm. Trước tình cảnh quân Trung Quốc tràn sang, khi đồng đội chiến đấu bên cạnh đã hy sinh, chị dụ cho quân địch vây quanh mình và cho nổ khối bộc phá mà mới trước đó vài tiếng, chị vẫn nghĩ nó là gói lương khô bắt được của giặc.

Khán giả cũng được chứng kiến mối tình nảy nở từ gian khổ, hiểm nguy của chiến sĩ Hiếu và nữ kỹ sư địa chất Thu Thủy.

"Cha và con" - Dương Đình Bá và Hà Thế Phong

Tác phẩm do Xưởng phim 1 của Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam sản xuất, biên kịch Đoàn Lê. Phim kể về anh Cừ - người lính về làng sau cuộc chiến chống Mỹ, bắt tay xây dựng lại cuộc sống. Những cảnh thanh bình của làng quê đoạn đầu phim khi người lính trở về gây xúc động. Về tới nhà, anh đối diện với việc vợ đã mất, chỉ còn đứa con trai nhỏ tên Việt. Hai cha con nhận nhau và bù đắp cho nhau sau những tháng ngày thiếu thốn tình cảm.

Cuộc sống thanh bình không được bao lâu. Quân Trung Quốc lấn chiếm biên giới, anh Cừ lại lên đường chiến đấu, cậu con trai buộc phải sơ tán theo trường khi còn đang ngái ngủ. Trong phim, cảnh gặp lại nhau của hai bố con và cảnh họ tiếp tục ly tán vì chiến tranh gây ám ảnh.

Không chỉ chia cắt với con, anh Cừ còn chứng kiến người phụ nữ anh đem lòng yêu thương khi trở về - chị Thim - hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc, ngay khi họ chuẩn bị làm đám cưới.

Cảnh cha con trong phim.

Trong phim, diễn viên Đoàn Dũng vai anh Cừ, Lê Tuấn Anh đảm nhận vai con anh Cừ, Thanh Quý vào vai Thim. Tác phẩm còn có sự xuất hiện của diễn viên Bạch Trà, Lại Phú Cương, Bùi Bài Bình...

"Người bạn ấy" - Danh Tấn

Phim do Xí nghiệp phim truyện Việt Nam sản xuất (xưởng phim 2). Tác phẩm không tập trung vào cuộc chiến chống quân Trung Quốc của quân đội ta mà chủ yếu thể hiện hình ảnh quân Trung Quốc và biến chuyển tư tưởng của người lính trong hàng ngũ này.

Trần Hoàng - sĩ quan của Trung Quốc - và Lâm Muội - cô sinh viên Đại học Bắc Kinh - sang Việt Nam phục vụ quân đội. Họ chứng kiến những hành động khó hiểu của chính quân đội mình như bắt bớ, cướp bóc người dân Việt Nam, tàn phá bản làng.

Cảnh quân Trung Quốc cướp bóc của người dân Việt Nam trong "Người bạn ấy".

Trong ngày Trung Quốc lệnh rút quân, Trần Hoàng và Lâm Muội trăn trở câu hỏi: "Tại sao chúng ta lại có mặt trên đất nước Việt Nam trong lúc này?". Khi họ nhận ra sự thật cũng là lúc họ bị các chỉ huy Trung Quốc ra lệnh thủ tiêu. Trần Hoàng bị giết trong khi Lâm Muội được anh Chân - kỹ sư địa chất Việt Nam - cứu sống với lời nhắn: "Cô cần sống để kể lại với nhân dân Trung Quốc về những việc này".

Sources: vnexpress

Bùi Bài Bình, Lê Vân, Phạm Bằng, Thu Chung, Thanh Quý, Diệu Thuần
Tiểu Sử Diệu Thuần
Tiểu Sử Diệu Thuần
Tiểu Sử Lê Vân
Tiểu Sử Phạm Bằng
  » Các Phim Điện Ảnh Lấy Bối Cảnh Chiến Tranh Biên Giới 1979
  » Dàn Diễn Viên Phim 'Chị Dậu' Sau Gần 40 Năm
  » Ảnh Cưới Một Thời Của Các Nghệ Sĩ Việt
  » Ảnh Cưới Một Thời Của Các Nghệ Sĩ Việt
  » Dàn Diễn Viên Phim 'Người Hà Nội' Sau 20 Năm
  » Những Nghệ Sĩ Tuổi 70, 80 Vẫn Miệt Mài Đi Diễn
  » NSƯT Phạm Bằng 85 Tuổi Vẫn Lái Xe Máy Đi Diễn
  » NSƯT Thanh Quý: 'Lần Cuối Tôi Khóc Một Mình Cách Đây 10 Năm'
  » Những Giai Nhân Của Điện Ảnh Việt Qua Thời Gian
  » Dàn Diễn Viên Phim Về Hiền 'Cá Sấu' Sau 35 Năm
  » Đồng Nghiệp Tề Tựu Tiễn Biệt NSND Trịnh Thịnh
  » Đồng Nghiệp Đau Buồn Chia Sẻ Hồi Ức Về Nghệ Sĩ Trịnh Thịnh
  » Trịnh Thịnh, Lão Nông Quê Mùa Của Điện Ảnh Việt
  » Phạm Bằng: 'Vợ Góp 98% Vào Thành Công Của Tôi’
  » NSND Trần Tiến Đớn Đau Vì Tự Truyện Lê Vân
  » 'Xin Đừng Lên Án Lê Vân'
  » 'Lê Vân Chủ Quan Đến Mức Không Còn Tỉnh Táo'
  » Lê Mai Xót Thương Cho Con Gái Lê Vân
  » Lê Vân Đối Thoại Với Cha Trong Nước Mắt
  » Gia Đình Lê Vân Phản Ứng Trước Cuốn Tự Truyện
  » Lê Vân Và Cuộc Hôn Nhân Dài 14 Ngày
  » 'Lê Vân Yêu Và Sống' - Viết Như Một Sự Sám Hối
  » Lê Vân Day Dứt Với Mối Tình Đầu Trong Bóng Tối
  » Lê Vân Cắt Tóc Chỉ Vì Chán Nghề
  » Lê Vân Và Những Đạo Diễn Trong Đời